Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine
    Tin Việt Nam
Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Ly tách trong nhà hàng tái chế từ rác thải Everest
Rác thải trên đỉnh Everest đang biến thành nhiều loại vật dụng nhờ nỗ lực của chính quyền và doanh nghiệp Nepal, sau nhiều thập kỷ khai thác du lịch ồ ạt.

Dọc hành trình chinh phục đỉnh Everest, không ít nhà leo núi để lại hàng đống rác thải. Hiện nay, hàng tấn rác này đang phủ đầy đỉnh Everest, bao gồm các loại lon thiếc, bình gas, chai nhựa và vật dụng leo núi.



Tình cảnh này khiến nóc nhà của thế giới được tặng biệt danh "bãi phế liệu lớn nhất trái đất".



Sau nhiều chỉ trích nặng nề vì không có đối sách để giải quyết tình trạng trên, Chính phủ Nepal năm nay đã phối hợp cùng nhiều nhà tổ chức leo núi để tổ chức 6 tuần dọn dẹp đỉnh Everest, theo AFP.



Một nhóm gồm 14 nhà leo núi khỏe mạnh đã thu gom được 10 tấn rác dọc chặng đường 8.000m kể từ trạm căn cứ đến trạm tiếp theo gần nhất.



Số rác thải này sau đó được đưa về các trung tâm tái chế tại thủ đô Kathmandu. Các công nhân tại đây phân loại các loại vật liệu sắt, nhôm vụn hay chai lọ thủy tinh.



Điển hình, sản phẩm của Moware Designs, một công ty chuyên sản xuất bóng đèn và đồ dùng thủy tinh từ rác tại Everest, hiện đang được sử dụng tại nhiều khách sạn, nhà hàng và nhà ở tại khắp Kathmandu.




Ly tách sang trọng phục vụ tại nhiều nhà hàng ở Kathmandu từng là rác thải trên đỉnh Everest - Ảnh: AFP



Theo AFP, nhu cầu dành cho các mặt hàng tái chế tại đây đang ngày càng tăng.



Ngoài ra, cơ sở phế liệu mới Sagarmatha Next đang dần được xây dựng xong tại Syangboche, ở độ cao 3.800m và nằm trên lộ trình tới trạm căn cứ của các nhà leo núi. Cơ sở này sẽ xử lý rác thải và hợp tác cùng các họa sĩ cùng nhà sáng chế để tạo ra sản phẩm mới.



Ô nhiễm trên đỉnh Everest



Thế nhưng, đội leo núi cảnh báo lượng phế liệu được dọn dẹp trong năm nay chỉ là một phần nhỏ trong đống rác thải của đỉnh Everest. Tại những trạm cao hơn và khó tới hơn vẫn ngập các loại rác, đặc biệt là thiết bị leo núi bị bỏ lại.



Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến băng ở Everest tan chảy, làm lộ ra các bãi rác phải đến nhiều năm tuổi thọ do các nhà leo núi để lại.



Không chỉ rác thải nhân tạo, thi thể các nhà leo núi xấu số cũng khiến thách thức "làm sạch" đỉnh Everest thêm khó khăn. Theo AFP, 11 nhà leo núi đã tử vong trong mùa chinh phục Everest 2019.



Các chuyên gia trong ngành cùng lúc cũng chỉ trích Nepal nặng nề vì con số cấp phép leo núi kỷ lục: 381 đơn. Điều này khiến đường lên núi đông đúc hơn, gây ra tình trạng tắc nghẽn trên đỉnh.



Không phải tất cả thi thể đều được đem về, vì thế nhiều xác người vẫn nằm lại bên các sườn núi.



Các nguồn nước chảy từ thượng nguồn đỉnh Himalaya cao 8.848m đã bị nhiễm độc vì các bình khí rỗng và... xác người.



Để chinh phục Everest, mỗi nhà leo núi phải bỏ ra ít nhất 30.000 USD. Tuy vậy, người dân địa phương cho biết rất ít các nhà leo núi nước ngoài để ý tới chất thải họ bỏ lại dọc đường đi, ngay cả khi phải chịu phạt vì xả rác.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Mức độ hào phóng: Mỹ đứng đầu, Trung Quốc đứng chót (20-10-2019)
    Johnson & Johnson thu hồi 33.000 sản phẩm phấn rôm nghi chứa chất gây ung thư (19-10-2019)
    Nhiều người Hong Kong nộp hồ sơ di cư sang châu Âu do ngán biểu tình (18-10-2019)
    Triệt phá trang khiêu dâm trẻ em lớn nhất thế giới, vận hành bởi tiền ảo (17-10-2019)
    Vừa mở cửa lại, hàng loạt trường ở Indonesia lại đóng cửa vì ô nhiễm (16-10-2019)
    Bão Hagibis cuốn rác thải sau khử nhiễm xạ ở Nhật xuống sông (14-10-2019)
    Bão lớn Hagibis đe dọa phá tan mọi kỷ lục bão ở Nhật Bản (12-10-2019)
    Cầu vượt Trung Quốc sập như cầu giấy dù chỉ 5 xe trên đó (11-10-2019)
    Cá TQ nguy hiểm, sống không cần nước, Mỹ khuyến cáo giết ngay (10-10-2019)
    Phụ nữ Iran được đến sân bóng đá sau 40 năm (09-10-2019)
    Tại sao đường phố Nhật Bản không có cọng rác nào? (08-10-2019)
    Ông Duterte tiết lộ đang mắc bệnh 'mắt to mắt nhỏ' (07-10-2019)
    Người nước ngoài không được nhập cư vào Mỹ nếu không có bảo hiểm y tế (05-10-2019)
    Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đem 300 triệu tặng viện phí cho em bé ghép tim (04-10-2019)
    Dân số giảm, quân đội Hàn Quốc giảm chuẩn 'bắt lính' (30-09-2019)
    Bị phạt 2.700 USD nếu không dắt chó đi dạo mỗi ngày (28-09-2019)
    Voi 70 tuổi trơ xương sau lớp áo lễ hội đã chết, bị khám nghiệm tử thi (25-09-2019)
    Người cưới 23 vợ một năm (24-09-2019)
    Học sinh khắp thế giới bãi khóa vì 'nhà chúng ta đang cháy' (21-09-2019)
    Người phụ nữ lập kỷ lục bơi 4 vòng qua eo biển Manche không nghỉ suốt 54 giờ (17-09-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152945087.